Tìm hiểu về đánh giá và xử trí chấn thương ngực

Tin Tức Sức Khỏe

* Tuần hoàn:

– Đánh giá mạch bệnh nhân về nhịp độ, tần số, biên độ và trương lực. Mạch quay và mạch chày sau có thể không bắt được ở những bệnh nhân giảm khối lượng tuần hoàn. Cần đo huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm và đánh giá tuần hoàn ngoại biên bằng cách quan sát màu sắc và nhiệt độ da.

– Tìm dấu hiệu tĩnh mạch cổ nổi ở những bệnh nhân bị ép tim, tràn khí màng phổi dưới áp lực, hay chấn thương cơ hoành. Cần nhớ tĩnh mạch cổ có thể không nổi ở những bệnh nhân này khi có kèm theo giảm khối lượng tuần hoàn. Bệnh nhân cần được theo dõi chức năng tim mạch và độ bão hoà ôxy mao mạch.

– Các chấn thương lớn ảnh hưởng đến tuần hoàn cần được phát hiện và xử trí trong giai đoạn đánh giá ban đầu được để cập dưới đây.

* Tràn máu màng phổi nhiều:

– Tràn máu màng phổi nhiều khi có sự tích luỹ nhanh chóng hơn 1500 mL máu trong khoang màng phổi. Nguyên nhân của tràn máu màng phổi nhiều thường gặp nhất là do vết thương xuyên làm tổn thương các mạch máu tuần hoàn hệ thống hay các mạch máu ở rốn phổi.

– Tràn máu màng phổi nhiều cũng có thể là hậu quả của môt chấn thương ngực kín. Dấu hiệu tĩnh mạch cổ nổi có thể không rõ hoặc âm tính do tình trạng giảm khối lượng tuần hoàn nhưng rõ rệt nếu bệnh nhân có tràn khí màng phổi dưới áp lực kèm theo.Hiếm khi gặp tình huống lượng máu chảy vào trong khoang ngực đủ nhiều để có thể chèn ép vào trung thất làm cho tĩnh mạch cổ nổi.

– Chẩn đoán tràn máu màng phổi nhiều khi bệnh nhân có dấu hiệu của sốc, mất rì rào phế nang khi nghe phổi và/hoặc có dấu hiệu gõ đục một bên ngực.

– Xử trí ban đầu tràn máu màng phổi nhiều bao gồm bồi phụ khối lượng tuần hoàn và giải phóng khoang màng phổi bằng cách đặt một ống dẫn lưu khẩu kính lớn vào khoang màng phổi ở mức ngang vú, phía trước đường nách giữa , máu từ ống dẫn lưu khoang màng phổi được dẫn vào bộ dụng cụ thích hợp cho việc truyền máu hoàn hồi (nếu kĩ thuật này sẵn có ở bệnh viện).

– Đặt các đường truyền tĩnh mạch có khẩu kính lớn và khởi đầu bằng truyền dung dịch tinh thể tốc độ nhanh sau đó truyền máu càng sớm càng tốt cho tới khi bồi phụ đủ khối lượng tuần hoàn cần thiết. Khi lượng máu qua dẫn lưu vượt quá 1500 ml thì nhiều khả năng phải phẫu thuật ngực sớm để giải quyết nguyên nhân.

– Lượng máu mất ban đầu có thể ít hơn nhưng nếu máu vẫn tiếp tục chảy không cầm được (lượng máu mất tiếp theo khoảng 200 ml/h trong 2 đến 4 giờ) thì có thể phải phẫu thuật cấp cứu. Quyết định phẫu thuật còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân: nếu phải truyền máu liên tục thì cần chỉ định mổ cấp cứu.

* Ép tim:

– Ép tim thường là hậu quả của các chấn thương xuyên, hiếm khi xảy ra ở các trường hợp chấn thương kín. Tam chứng cổ điển Beck chẩn đoán ép tim bao gồm: tăng áp lực tĩnh mạch (tĩnh mạch cổ nổi), giảm huyết áp động mạch và tiếng tim mờ.

– Tuy nhiên, tiếng tim mờ khó đánh giá tại phòng cấp cứu do môi trường ồn ào; dấu hiệu tĩnh mạch cổ nổi có thể âm tính do bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn, còn tụt huyết áp cũng do giảm thể tích tuần hoàn. Mạch nghịch đảo là dấu hiệu huyết áp tâm thu giảm trong thì thở vào, khi sự thay đổi này trên 10 mm Hg thì đây là một dấu hiệu khác của ép tim, tuy nhiên dấu hiệu này cũng không thường xuyên ở tất cả các bệnh nhân.

– Cần phân biệt với tràn khí màng phổi dưới áp lực, đặc biệt là ở phổi trái do có các triệu chứng giống với dấu hiệu ép tim. Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm có thể giúp cho chẩn đoán. Siêu âm xác định dịch màng ngoài tim và tình trạng hoạt động của tim cũng được chỉ định nếu không làm trì hoãn việc cấp cứu bệnh nhân.

– Chỉ định giải phóng ngay lượng máu trong khoang màng ngoài tim đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp hồi sức chống sốc mất máu thông thường và những bệnh nhân có nguy cơ chèn ép tim mà không chờ chẩn đoán xác định.

– Phương pháp đơn giản để giải phóng dịch màng ngoài tim là chọc dịch màng ngoài tim qua đường dưới mũi ức, được tiến hành khi nghi ngờ bệnh nhân bị tràn dịch màng ngoài tim và bệnh nhân không đáp ứng với các nỗ lực hồi sức khác.

– Phương pháp thay thế và chỉ được thực hiện bởi phẫu thuật viên có kinh nghiệm là mở“cửa sổ” dẫn lưu dịch màng ngoài tim dưới mũi ức hay mở ngực cấp cứu và mở màng ngoài tim để giải quyết nguyên nhân có thể được thực hiện tại phòng thủ thuật nếu tình trạng bệnh nhân cho phép.

– Ghi điện tim giúp theo dõi trong quá trình làm thủ thuật như tăng điện thế sóng T khi kim chạm màng ngoài tim và dấu hiệu loạn nhịp tim do kim chọc.

– Tất cả các bệnh nhân chọc dịch màng ngoài tim dương tính sau chấn thương cần được theo dõi chặt chẽ, nếu huyết động không ổn định, bệnh nhân tiếp tục mất máu và có dấu hiệu ép tim hay suy hô hấp thì phải mở ngực để kiểm tra và điều trị triệt để tại cơ sở y tế thích hợp và do phẫu thuật viên đủ trình độ và có kinh nghiệm tiến hành.

Copy ghi nguồn: https://brabantpharma.com

Link bài viết: Tìm hiểu về đánh giá và xử trí chấn thương ngực

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
5 công dụng tuyệt vời của Formula For Men đấng mày râu cần biết

Ngày nay, tình trạng suy giảm sinh lý ở phái mạnh đang ngày gia tăng. Điều đó cũng làm thôi thúc các đấng mày râu tìm hiểu về các sản phẩm sinh lý trên thị trường. Bài viết này chúng tôi xin cung cấp 5 công dụng vượt trội của …

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men có giúp giảm viêm tiền liệt tuyến không?

Câu hỏi: Chào chuyên gia! Tôi là nam giới, 57 tuổi. Từ 10 năm trước đây tôi đã dần mất lửa và ít có ham muốn tình dục, bởi nhiều khi lúc được lúc không, lâu dần mất đi cảm giác và không muốn trong chuyện ấy. Cách đây khoảng …

sinh lý nam
Tin Tức Sức Khỏe
12 dấu hiệu của sự suy giảm hormone tình dục ở nam giới

Hormone tình dục nam luôn được xem như nguồn nguyên liệu giúp cho bộ máy sinh sản của nam giới hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả. Bởi vậy, khi hormone nội tiết tố nam này giảm xuống dưới mức bình thường, nó sẽ là nguyên nhân chính gây …