Tìm hiểu về điện thế hoạt động
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
* Tái cực điện thế hoạt động
– Khử cực còn làm đóng cổng bất hoạt của kênh Na+ (nhưng chậm hơn việc nó làm mở cổng hoạt hóa).Việc đóng cổng bất hoạt => đóng kênh Na+ và độ dẫn Na+ trở về 0.
– Khử cực làm mở chậm kênh K+ và tăng độ dẫn K+ thậm chí mức độ dẫn cao hơn trạng thái nghỉ.Tetraethylammonium (Tea) khóa kênh đáp ứng điện thế K+.
– Kết hợp ảnh hưởng của việc đóng kênh Na+ và mở kênh K+ => làm độ dẫn K+ cao hơn độ dẫn Na+ => điện thế màng bị tái cực hay tái cực nhờ dòng ion dương K+ đi ra ngoài.
– undershoot (tăng phân cực sau điện thế hoạt động)
+ Độ dẫn K+ cao hơn trạng thái nghỉ trong một khoảng thời gian sau khi đóng kênh Na+. Trong giai đoạn này, điện thế màng rất gần với điện thế cân bằng K+.
* Giai đoạn trơ
– Trơ tuyệt đối
+ Là giai đoạn điện thế hoạt động không thể được tái lập, dù kích thích có lớn đến mức nào cũng không phải vấn đề.
+ Trùng lắp với hầu hết toàn bộ thời gian kéo dài của điện thế động.
+ Giải thích: Cổng bất hoạt của kênh Na+ bị đóng khi điện thế màng bị khử cực. Nó vẫn đóng cho đến khi tái cực xuất hiện. Không có điện thế hoạt động xuất hiện cho đến khi cổng bất hoạt mở.
– Trơ tương đối
+ Bắt đầu khi kết thúc giai đoạn trơ tuyệt đối và liên tục cho đến khi điện thế màng trở về trạng thái nghỉ.
+ Điện thế hoạt động có thể hình thành trong giai đoạn này, nhưng cần một kích thích lớn hơn bình thường (dòng ion dương đi vào lớn hơn).
+ Giải thích: Độ dẫn K+ cao hơn lúc nghỉ và điện thế màng gần với điện thế cân bằng K+, do đó, nó di chuyển ra xa giá trị “ngưỡng”; nhiều dòng ion dương đi vào cần để mang điện thế màng tới ngưỡng.
– Điều chỉnh
+ Xuất hiện khi màng tế bào khử cực (giá trị điện thế ngưỡng) mà không khởi phát điện thế động.
+ Xuất hiện do sự khử cực đóng cổng bất hoạt của kênh Na+.
+ Được minh hoạt trong tăng K máu, trong đó, màng tế bào cơ xương bị khử cực bởi nồng độ K+ huyết thanh cao. Mặc dù điện thế màng gần hơn với giá trị ngưỡng, nhưng điện thế hoạt động không xuất hiện bởi vì cổng bất hoạt kênh Na+ bị đóng do khử cực => làm yếu cơ.
* Lan truyền điện thế động
– Xuất hiện bởi sự lan của dòng ion dương tại chỗ sang các vị trí liền kề của màng, sau đó làm khử cực tới ngưỡng và hình thành điện thế hoạt động.
– Tốc độ dẫn truyền tăng bởi:
+ Kích thước sợi. Tăng đường kính sợi thần kinh => giảm sự cản trở bên trong (internal resistance) => tốc độ dẫn truyền trong sợi thần kinh nhanh hơn.
+ Myelin hóa. Myelin hoạt động như bao cách điện quanh sợi trục thần kinh và tăng tốc độ dẫn truyền. Sợi thần kinh có bao myelin đặc trưng saltatory conduction bởi vì điện thế hoạt động chỉ có thể được hình thành tại các nút Ranvier – chỗ nối giữa các bao myelin.
Copy ghi nguồn: https://brabantpharma.com
Link bài viết: Tìm hiểu về điện thế hoạt động
Không có phản hồi