Chất độc hữu cơ acid cyanhydric và các cyanogen
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
![](https://brabantpharma.com/wp-content/uploads/2017/11/chat_doc_huu_co_acid_cyanhydric_va_cac_cyanogen.jpg)
1. Nguồn gốc
– Trong thiên nhiên, 1 số cây chứa hợp chất hữu cơ có cyanogen: hạnh nhân đắng, nhân quả mận đào, lá anh đào, sắn củ, măng tre nứa, nấm, 1 số bộ phận của cây đậu ngự Phaselus lunatus…
– Trong công nghiệp, luyện quặng, mạ kim loại, sản xuất chất dẻo, thủy tinh…, trong dung dịch rửa ảnh, chất đánh bóng bạc và kim loại, keo dán sắt…
– Trong nông nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, diệt côn trùng…như Ca(CN)2
– Trong y học, thuốc giãn mạch, trị cao HA như Natri nitroprussid, thuốc trị giang mai, nước cất anh đào
– Trongg chiến tranh thế giới thứ 2, a.cyanhydric dùng làm vũ khí hóa học tên Zyklon. Hiện nay nhiều chất độc chiến tranh chứa cyanid.
2. Nguyên nhân ngộ độc
– Tự sát hoặc bị đầu độc bằng a.cyanhydric hoặc muối cyanid -> chết rất nhanh và hữu hiệu
– Môi trường bị nhiễm độc khi dùng cyanogen diệt chuột, côn trùng
– Do ăn thực phẩm có hàm lượng cyanid cao: măng, sắn, hạt hạnh nhân đắng, nấm độc…
– Tai biến khi sử dụng thuốc giải phóng HCN: truyền Natri nitroprussid nhanh, kéo dài
– Do tiếp xúc nhiều với môi trường có nồng độ HCN cao nhưng thiếu biện pháp phòng hộ
3. Cơ chế gây độc
– HCN làm liệt hô hấp do tác dụng vào các en Cytocromoxydase, tạo phức hợp với hem của cytocrom, ngăn cản oxy kết hợp với hem, ngăn cản sự vận chuyển e trong chuỗi hô hấp tế bào -> tế bào bị hủy hoại do không sử dụng được oxy máu
– Trung tâm hô hấp ở hành tủy bị giảm oxy nhiều nhất nên ngừng thở là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong
– Liều độc: HCN nồng độ 50ppm gây ngộ độc cấp qua đường hô hấp, tử vong khi nồng độ > 150ppm, chết ngay với nồng độ 300ppm
– Các muối cyanid kiềm dễ tan trong nước, có mặt acid sẽ giải phóng HCN. Muối Hg(CN)2 rất bền cả trong môi trường acid mạnh, nhưng dưới tác động của men trong cơ thể lại bị phân hủy tạo HCN -> rất độc với người và động vật
– Các muối phức như ferocyanid, fericyanid thường dùng trong PTN rất bền, ít độc
– Các glycosid duới tác dụng của en trong cơ thể sẽ giải phóng HCN gây độc.
Copy ghi nguồn: https://brabantpharma.com
Link bài viết: Chất độc hữu cơ acid cyanhydric và các cyanogen
Không có phản hồi